Một số trí thức và cựu lãnh đạo cao cấp đã về hưu, vừa qua đã đưa ra nhiều ý kiến công khai thẳng thừng rất “cấp tiến” (hay nếu mà không biết đấy là các đồng chí cựu lãnh đạo cao cấp nói, thì có khi sẽ bị tưởng nhầm là có kẻ phản động lọt vào) trong một Hội thảo Góp ý Đại Hội Đảng 11 do Do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Khoa học – Đầu tư tổ chức.
Có điều không thấy ai đương chức đương quyền phát biểu ý kiến nào tương tự như vậy ? Hay là đấy là truyền thống văn hóa VN, cứ phải “về hưu rồi ta mới nói cho mà nghe” ?
Toàn văn hội thảo (khá là dài) và video có thể xem ở đây (hoặc là bấm vào bài này rồi vào các trang của bài để xem các ý kiến):
Nhớ lại câu nói của đồng chí Nông Đức Mạnh về những người “động cơ xấu”. Không biết các bô lão của hội thảo này có được xếp vào loại “động cơ xấu” không (kiểu như lượt mình xong rồi thì dẹp đi không cho người khác ăn ?!).
(Bấm vào bài này, rồi bấm vào các trang tiếp theo đẻ xem các ý kiến )
Bài này không phải là nói về việc điện thoại thu phát tín hiệu ra sao, mà là về việc phán xét các công ty hay các con người qua việc họ chọn dùng điện thoại gì, và điều này ảnh hưởng thế nào đến bản thân các công ty làm điện thoại.
Trên trang web về kinh tế VOX có một bài viết mới khá thú vị của hai GS kinh tế đại học Berkeley, Gorodnichenko và Roland, nhan đề: Does culture affect long-run growth?
Cái mà các tác giả gọi là văn hóa là tính cá nhân chủa nghĩa (individualism) hay là tính tập thể . . . → Read More: Văn hóa và phát triển kinh tế
Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mĩ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mĩ là 195 500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25 500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590 000 cuốn được in ở Mĩ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Aixlen và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thuờng xuyên được tái bản. Trong lần bình chọn 100 tác phẩm hay nhất trong thế kỉ XX do nhà sách Random House tiến hành, Trại Súc Vật được xếp thứ 31.
Hôm nay, trong lúc ăn cơm trưa, tôi mới hỏi cậu con trai xem có biết Orwell không. Hóa ra là nó cũng biết, và quyển “Trang Trại Súc Vật” (nguyên văn tiếng Anh: Animal Farm) có trong chương trình phổ thông lớp 11 của Pháp (tiếng Pháp là lớp “premier”), nó đã phải . . . → Read More: Trang Trại Súc Vật và các truyện khác của Orwell
Có một trang web sau chứa nhiều thông tin và bài báo về phân tích kỹ thuật: http://www.technicalanalysis.org.uk/
Tôi có đọc thử một bài được link trong đó, là bài của Albert Yeung et. al (Credit Suisse First Boston) viết năm 2002 về thống kê về hiệu quả của các phân tích kỹ thuật, . . . → Read More: Phân tích kỹ thuật: trang web thú vị & thống kê toán học
Một trong các điểm cần chú ý khi phân tích chứng khoán (dù là phân tích kiểu gì) là: chứng khoán cũng như người, tuy đều tuân theo một số qui luật chung nhất định, nhưng cũng có các tính cách riêng.
(Bài viết dành cho các bạn tham dự các seminar toán tài chính, và đặc biệt là cho các thành viên của Quĩ Toán Toulouse)
Quĩ Toán Toulouse sẽ thực tập một số chiến thuật chơi với options. Nhưng trước hết cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản về options, trong đó . . . → Read More: Chơi với volatility
Bệnh vĩ cuồng là một bệnh khá thú vị, mà tôi trong lúc rách việc đang muốn tìm hiểu xem nó ra sao.
Nhờ đọc 1 bài viết của GS ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo (xem chẳng hạn: http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=21894) mà tôi được biết từ này tiếng Pháp là mégalomanie, và tiếng Anh là . . . → Read More: Bệnh vĩ cuồng (megalomania)
“ So in the last analysis, the future of science in this country will be determined by our basic educational policy ” by Vannevar Bush, Science the Endless Frontier (Report to the President of USA, 1945, citing James Conant)
Feed Back